Nông Sản Sạch Hà Giang là gì?
Nông sản sạch Hà Giang là những nông sản có xuất xứ, nguồn gốc từ trong vùng đất chưa bị ô nhiễm. Hà Giang là một trong số các tỉnh được hạn chế đối đa nhất về nhà máy, khu công nghiệp. Tuy có khí hậu khá khắc nghiệt nhưng ít bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.
Hà Giang có rất nhiều nông sản sạch là đặc sản như trà, mật ong bạc hà, các món ăn, gia vị đặc trưng dân tộc. Các nguyên dược liệu về thảo dược rừng như nấm linh chi rừng, hà thủ ô đỏ, thảo quả, cây sâm xuyên đá, lan kim tuyến … .
Trà shan tuyết cổ thụ có những đặc trưng rất cơ bản.
Cây trà
Trà được hái ở những thân cây trà shan tuyết cổ thụ cao lớn, hàng trăm năm tuổi. Cây trà sống trên vùng núi có độ cao hơn 1.000 mét, có khí hậu mát mẻ. Cây trà tồn tại rất tự nhiên, không phụ thuộc vào sự chăm sóc, hay sử dụng bất kỳ chất hóa học kích thích sự phát triển của búp trà.
Các vùng trà đặc trưng:
- Vùng trà phía bắc của Hà Giang có vùng trà shan tuyết cổ thụ Lũng Phìn đã rất nổi tiếng. Tuy nhiên, số lượng cây trà còn ở Lũng Phìn rất ít nên số lượng trà mỗi năm cũng có hạn.
- Vùng trà phía tây của Hà Giang có vùng trà Hoàng Su Phì. Số lượng trà ở đây mỗi năm khá nhiều, đáp ứng được đa số khách dùng đại trà.
- Vùng trà Nông Sản Sạch Hà Giang chọn để cung cấp trà shan tuyết cổ thụ thuộc thành phố Hà Giang. Vùng trà này là một phần theo dọc dải Tây Côn Lĩnh, nối với vùng trà Hoàng Su Phì.
Mật ong bạc hà
Là trong số các sản phẩm điển hình của vùng phía bắc của Hà Giang. Mùa thu mật ong bạc hà vào khoảng cuối tháng 10 trong năm đến giữa tháng 3 năm sau. Trước và trong thời gian này, khí hậu, thời tiết mới phù hợp để cây hoa bạc hà phát triển tự nhiên. Những đàn ong chỉ hút mật của loài hoa hoang dại này về tổ. Do đó, mật của những con ong có mùi thơm và hương vị bạc hà tự nhiên. Mật ong bạc hà Hà Giang trở thành đặc sản nổi tiếng.
Món ăn dân tộc đặc trưng
Hà Giang hiện có 16 dân tộc anh em chung sống. Mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng về văn hóa, ẩm thực … Trong số các món ăn dân tộc đặc trưng có thắng cố, bánh chưng gù, thịt trâu khô, thịt lợn treo … khá điển hình và được nhiều du khách phản hồi tốt.
Thịt trâu khô là một món ăn được sử dụng đã từ lâu đời nay. Người dân chế biến thực phẩm này để phục vụ việc canh tác, làm nương, lên rẫy, đi săn xa nhà và lâu ngày. Ban đầu, thịt trâu khô được chế biến rất đơn giản. Thịt thái từng miếng dài, ướp muối mặn, xiên thành xiên, gác lên gác bếp ăn dần. Quá trình vào rừng săn bắn, lên dẫy phát hiện những trái cây có thể ăn được. Họ đem về sử dụng, cho chế biến thức ăn thành quen miệng và ngày thấy ngon hơn. Sau này những trái cây đó trở thành gia vị vùng cao. Thịt trâu khô Hà Giang được tẩm ướp kỹ càng bởi những gia vị đó. Nay trở thành đặc sản thịt trâu khô Hà Giang không thể thiếu trên các bàn nhậu.
Nguyên dược liệu Hà Giang
Nấm linh chi rừng Hà Giang
Nấm linh chi mọc tự nhiên ở các vùng núi, rừng có độ ẩm rất cao. Nấm sống bám trên, dưới các thân cây cổ thụ già trong vùng núi cao, rừng rậm và sâu. Loại nấm tự nhiên này thường có giá trị dinh dưỡng và có tác dụng thải độc rất tốt. Nấm được sử dụng hỗ trợ điều trị cho những người bị bệnh gan, tiểu đường, huyết áp …
Hà thủ ô đỏ Hà Giang
Cũng là một nguyên dược liệu điển hình được đông y cổ truyền sử dụng, bào chế thành sản phẩm để chủ trị chứng tóc bạc sớm và một số bệnh khác có liên quan về đường huyết. Tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu này cần phải được tư vấn cụ thể bảo đảm an toàn và hiệu quả.
Tại sao người kinh doanh hàng nông sản sạch Hà Giang lại gặp rủi ro?
Nông Sản Sạch là những sản phẩm, hàng hóa 5 KHÔNG:
(1) KHÔNG chất kích tăng trưởng;
(2) KHÔNG phân bón hóa học;
(3) KHÔNG thuốc trừ sâu, diệt cỏ;
(4) KHÔNG chất bảo quản
(5) KHÔNG hương liệu, chất tạo màu
Và 100% là hàng tươi, sống nên thời gian để tươi, sống chỉ thường để sau 24h. Hàng nông sản sạch Hà Giang khi thu mua về phải sơ chế để chuyển thành hàng hóa để gửi đi trong và cả ngoài nước.
Quá trình sơ chế nếu không tỉ mỉ cũng sẽ gặp nhiều rủi ro. Hàng hóa khi đến được với người tiêu dùng sẽ bị hỏng và uy tín của người bán sẽ giảm.
Hơn nữa vị trí địa lý, địa hình, địa thế, đất đai thổ nhưỡng bị chia cắt; thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp nên hàng hóa, sản phẩm nông sản sạch Hà Giang cũng bị phụ thuộc và ảnh hưởng khá nhiều vào đó.
Đối với khách hàng trong cùng địa bàn tỉnh hoặc gần việc vận chuyển và nhận gửi được trong ngày thì sẽ là hàng hóa tươi, sống.
Đối với khách hàng ở xa, quá trình vận chuyển, thời gian chuyển – phát kéo dài thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro phát sinh. Một số sản phẩm, hàng hóa như mật ong bạc hà, hà thủ ô viên, tam thất viên nên đóng gói bằng chai, hộp nhựa cao cấp hoặc túi zip. Nếu khách hàng yêu cầu đóng loại chai thủy tinh mà không được đóng gói cẩn thận thì rất dễ bị vỡ.
Khi xảy ra rủi ro bên nhận chuyển – phát thường không khuyến cáo trước và luôn từ chối chịu trách nhiệm với nhiều lý do. Khách hàng cũng từ chối nhận sản phẩm và không thanh toán bất kỳ chi phí nào … Thiệt thòi, mất mát luôn thuộc phía nhà cung cấp.
Dù đã cố gắng rất nhiều trong kinh doanh hàng nông sản. Nhưng những rủi do luôn là điều khó tránh.
Pingback: Ớt gió Hà Giang - Đặc sản, đặc trưng không dễ lẫn
אין ספק כי גברים רבים בישראל ובעולם כולו זקוקים לפתרון זמין, נגיש ומהיר השפעה שיתן להם מענה דירות דיסקרטיות בירושלים