Tuy là loại gia vị không độc, rất an toàn cho hầu hết mọi người sử dụng. Nhưng Nông Sản Sạch Hà Giang cũng khuyến cáo một số trường hợp không nên dùng, đó là: Phụ nữ có thai, cho con bú; người bị bệnh sỏi thận, sỏi mật nếu dùng quá nhiều hạt thảo quả vì có thể gây co thắt, đau bụng hoặc sẽ có một số tác dụng phụ khi dùng thảo quả, như: phát ban, tức ngực, khó thở ….

Thảo quả – Một trong những loại cây dược liệu quý của Việt Nam có rất nhiều công dụng, được mọc một cách rất tự nhiên (có phần hoang dã) và được người dân tộc (100% là người dân tộc Dao) ở 3 thôn vùng cao Nà Thác – Khuổi My – Lùng Vài, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang trồng và chăm sóc ở khu vực núi cao trên 1.000m, nơi khí hậu mát lạnh, dưới những tán cây rừng cây to và rậm rạp, đất ẩm nhiều mùn.

Cây thảo quả cao tầm trung bình là 2 đến 3m. Thân cây có đường kính 4cm. Cây thảo quả ra vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7, ra quả vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. Quả thảo quả mọc thành từng chùm, có màu đỏ mận chín ở gốc cây; trong mỗi quả có trên 20 hạt. Thảo quả có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao bởi chứa các chất xơ, carbohydrate, protein, vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm,… và có 1,5% tinh dầu có chứa trong hạt. Thảo quả tươi, khô luôn có mùi thơm, vị cay ngọt và được dùng chủ yếu trong ẩm thực: nấu phở, nấu sốt vang bò, tẩm ướp để làm các thức ăn khô, chín; làm tăng thêm vị thơm, ngon cho bánh kẹo, cà phê, chè… Ngoài ra, do có mùi thơm, vị cay, tính ấm nên thảo quả rất có tác dụng bài lạnh, giải độc, tiêu đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng … Theo dân gian, người xưa đã dùng thảo quả để kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, ho, sốt, tiêu chảy, ho có nhiều đờm hoặc đờm đặc gây khó thở…

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *